Label 1

More on this category »
Headlines News :

Misteri

Label 3

Nghe nhạc
">Index »'); document.write('

<\/script>");

?max-results=10">Label 1');
?max-results="+numposts1+"&orderby=published&alt=json-in-script&callback=showrecentposts1\"><\/script>");

Phong tục ngày Tết cổ truyền

Mỗi nơi trên thế giới đều có những phong tục đón Tết khác nhau, có phong tục tồn tại và phát triển, có phong tục lại mất đi theo đà tiến hoá của xã hội. Riêng phong tục đón Tết của dân tộc ta bắt nguồn từ những điển tích, huyền thoại xa xưa xem ra có vẻ huyền bí. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu kỹ sẽ thấy nó mang nhiều ý nghĩa thực tế.

>> 
Phong tục ngày tết Việt Nam
>> Cách cúng lễ ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Tục cúng Ông Táo
Thường lệ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, từ thành thị đến thôn quê, khắp nơi trong nước ta dân chúng làm lễ tiễn đưa Ông Táo. Người xưa cho rằng ngày ấy vua Bếp lên chầu Trời để tâu việc làm ăn, cư xử của gia đình trong năm. Qua đó nói lên tình cảm và lý trí của nhân dân ta đối với công việc bếp núc, nhằm đánh giá cao việc chăm sóc dinh dưỡng của đời sống con người và đánh giá lại việc ăn ở của mình trước khi bước sang năm mới.


Tục thả cá chép tiễn ông Táo về trời...

Tục dựng cây nêu
Một cổ tục của ngày Tết Việt Nam là tục dựng cây nêu. Cây nêu là một cây tre dài chừng 2,5 đến 3m dựng trước sân nhà vào tối đêm giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc một cái bùa bát quái vẽ trên giấy đỏ, một chiếc giỏ con đựng trầu cau và những ống sáo, những miếng kim khí lớn nhỏ... Khi có gió va chạm vào nhau chúng phát ra những tiếng leng keng nghe rất vui tai.
Ở đây chỉ riêng cái việc dựng nêu trong sân để đón ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình đã nói lên được tính dân tộc, thể hiện tình cảm "uống nước nhớ nguồn". Giỏ trầu cau treo ở cây nêu nói lên ý nghĩa lân bang, tình nghĩa xóm làng (miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu mời khách đến thăm nhà) và lòng yêu âm nhạc thể hiện ở những nhạc cụ mua vui đầu xuân treo trên ngọn nêu.
Tục chơi hoa kiểng
Hoa là linh hồn, hoa là cảnh sắc thiên nhiên trang điểm cho đời, nếu thiếu hoa thì còn gì là ngày Tết nữa. Vì vậy chưng hoa kiểng ngày Tết là một nhu cầu làm đẹp của dân tộc ta có truyền thống từ ngàn xưa, hơn nữa nó còn mang đậm nhiều ý nghĩa.

Trên bàn thờ gia tiên cắm những bông vạn thọ, trường xanh... với sắc hoa vàng rực, đã nói lên được điều ước mong của mọi người là năm mới khoẻ mạnh và trường thọ. Chưng cây hoa đào, hoa mai, với sắc đỏ thắm của đào và những cánh mai vàng rực là những ước mơ hy vọng về sự đổi mới của mọi người, của gia đình, của Tổ quốc - thể hiện phong cách lạc quan, tự tin.

Tục chưng mâm ngũ quả

Ngày Tết, ngoài các thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại thì tuỳ loại quả có ở mỗi vùng khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày Tết là một ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.

Tục chúc Tết
Tết Nguyên đán là những ngày trang trọng, vui tươi nhất của dân tộc ta. Cũng là dịp để mọi người có điều kiện thăm hỏi lẫn nhau: con cháu thăm hỏi cha mẹ, chú bác, ông bà; học trò thăm hỏi thầy cô; gặp mặt bạn bè chúc tụng...

"Mồng một là Tết nhà cha": Sáng mồng một Tết, sau khi lễ gia tiên, người con (hoặc dâu hoặc trưởng) mời cha mẹ ngồi vào hai ghế tựa ở giữa nhà, các con cháu đứng theo thứ tự ngôi thứ: anh chị trước, các em sau, sau cùng là các cháu, mọi người đều mừng thọ và tế sống ông bà, cha mẹ bằng hai lạy và hai vái (người chết thì bốn lạy, bốn vái). Ông bà cũng mừng tuổi các con cháu bằng phong bao được gói bằng giấy hồng điều.

"Mồng hai nhà mẹ": Sáng mồng hai Tết, cha mẹ dẫn đoàn con cháu về quê ngoại chúc tết. Tuần tự lễ tưởng niệm tổ tiên: mừng thọ ông bà ngoại theo nghi thức ở nhà cha, mừng tuổi bà con thân thích bên ngoại và được mừng tuổi lại. Cả hai gia đình cùng chuyện rò vui vẻ và ăn cỗ đầu xuân, càng làm cho tình nghĩa hai gia đình thêm thắm thiết.

"Mồng một là Tết nhà cha, Mồng hai nhà mẹ..." - điều đó chứng tỏ ông cha ta rất coi trọng chữ hiếu, chọn hai ngày đầu năm để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hai gia đình nội, ngoại vì hiếu thảo là gốc của đạo đức gia đình.
"...Mồng ba Tết thầy": Công ơn cha mẹ sinh thành, dưỡng dục, công ơn thầy giáo dục tư cách đạo đức, mở mang trí tuệ cho mình, vì thế "công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy" đều được nhân dân ta coi trọng.

Tục chúc Tết là một nét đẹp văn hoá thể hiện được lòng quan tâm lẫn nhau, chung vui xuân và đem tặng nhau ý lành, lời ngọc và niềm hy vọng tốt đẹp cho nhau.

Sau cùng những kiêng cữ ngày Tết như: cha mẹ nhịn quở mắng, anh em nhịn cãi nhau... là những ý muốn tốt lành, nhân ái thể hiện nếp sống văn minh và gia đình có văn hoá.

Phong tục ngày xuân là những nét đẹp của đất nước, của dân tộc luôn sống mãi với thời gian. Ðây là những phong tục đẹp của nhân dân ta đã coi trọng ân sâu và thái độ ứng xử tinh tế có nghĩa, có tình trong đời sống.

Xuất hành
Đầu năm mới, người Việt còn có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần...

Thường thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu. Đối với nhà nông ngày xưa, đầu năm mới xuất hành còn để chiêm nghiệm thời tiết. Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc người ta đi ra khỏi nhà xem chiều gió thổi, người ta có thể đoán được năm mới hên hay xui, chẳng hạn:
- Gió Nam: chỉ đại hạn
- Gió Tây: chỉ cướp bóc loạn lạc
- Gió Tây Nam: chỉ bệnh dịch tả
- Gió Bắc: chỉ được mùa vừa phải
- Gió Tây Bắc: chỉ được mùa đỗ, đậu
- Gió Đông: chỉ có lụt lớn....

Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người mình còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục "hái lộc". Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si, cây xương rồng... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc này thường đem về cắm ở bàn thờ Tổ Tiên.

Thú chơi câu đối Tết
Mỗi năm, khi Tết đến, từ thành thị tới các làng quê, cùng với việc mua sắm hàng Tết, dựng cây nêu, người ta không quên mua dăm quả cau, bao chè tới xin câu đối cụ Nghè, cụ Cử.

Câu đối thờ viết trên giấy đỏ dán ở cột, ở cửa nhà nội dung thường bày tỏ lòng biết ơn của cháu con đối với tiên tổ:

Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết)
Ở làng trang Đông Hồ câu đối trên đã được cải biên chút ít và đưa vào bộ tranh chủ treo ở bàn thờ gia tiên, hai bên là chữ Phúc, chữ Thọ và đôi câu đối:

Từ thời xuân tại thủ
Ngũ phúc thọ vi tiên

Những chữ Hán được trang trí cách điệu: một bên là con rồng, một bên là con phượng trên nền giấy điểm xuyết hoa, lá, chim muông.

Những câu đối này thường kèm theo mấy chữ đại tự cũng viết trên giấy đỏ treo thành bức hoành:

"Ấm hà tư nguyên" (Uống nước sông nhớ đến nguồn); "Ðức lưu quang" (Ðức chan hoà ánh sáng).

Dịp Tết còn có các câu đối tức cảnh xuân của các bậc văn hay chữ tốt, cũng được viết trên giấy đỏ treo ở cổng. Vậy tục treo câu đối Tết có từ bao giờ? Sách xưa có kể phong tục của người dân Bách Việt, trong ngày Tết Nguyên đán theo bùa gỗ có hình hai vị thần Thần Ðồ và Uất Luỹ treo hai bên cửa ngõ. Ðó là hai vị thần sống dưới gốc đào lớn dưới núi Ðộ Sóc chuyên cai quản đàn quỷ, hễ quỷ nào "phá rào" đi làm hại dân thì thần hoá phép trừ đi. Sau này việc treo bùa gỗ "Ðào phù" được thay bằng câu đối hai bên cửa.

Ðời sống hấm khá dần, mỗi người, tuỳ hoàn cảnh, gửi gắm vào câu đối những ý tứ, những niềm vui cùng ước vọng vào một năm mới đang đến. Vào thế kỷ 15, thú chơi câu đối Tết đã trở nên phổ biến, khắp Kinh kỳ, từ dinh thự của quan lại tới các tư gia, đâu đâu cũng treo câu đối Tết.

Lại có cả cấu đối nói về nghề nghiệp dán ở cửa hàng, cửa hiệu. Tương truyền, vào một năm, sắp tới giao thừa, vua Lê Thánh Tông ra phố phường xem dân ăn tết. Thấy một nhà không treo câu đối, vua vào hỏi, biết đó là nhà một người thợ nhuộm vợ goá, con trai đi vắng, vua bèn lấy giấy bút và viết.

Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ;
Triều đình chu tử tổng ngõ gia.
(Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ Ðỏ tía triều đình tự cửa ta)

Cùng với chữ Hán, nhiều danh sĩ nước ta còn viết câu đối Tết bằng chữ Nôm. Ðầu thế kỷ 20, Nguyễn Khuyến (1835-1909) đã sử dụng tài tình chữ viết của dân tộc, đưa cả ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào câu đối. Trong 67 câu đối hiện còn của cụ thì 47 câu đối Nôm. Ðây là cảnh Tết của một nhà nghèo mà lòng vân phơi phới sắc xuân khi giao thừa sắp đến:
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa
Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
Hiểu rõ vần xoay của tạo hoá, cụ ước ao.
Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái
Tết ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân.

Full Táo Quân 2013

Chương trình Táo quân năm nay chỉ có bốn Táo là Giao thông (Chí Trung), Văn thể (Minh Hằng), Dân sinh (Vân Dung) và Kinh tế (Quang Thắng). Bốn Táo được ngồi trên ghế “chính chủ”, mô phỏng theo chương trình truyền hình thực tế được chý ý nhiều nhất trong năm qua The Voice. Khán giả cười ồ khi nghệ sĩ Chí Trung minh họa hình ảnh Mr Đàm: Giơ tay có chiếc nhẫn kim cương sáng loé và nói: “Hãy về với anh”. Còn nghệ sĩ Vân Dung thì cười: “Cường thì phải để cho Hà Hồ”. Các Táo lần lượt lên báo cáo. Nhiều vấn đề “nóng” được đề cập đến như chuyện nợ xấu; giao thông thì vẫn tắc đường; bất động sản đóng băng, bong bóng bất động sản; giáo dục thì cải cách liên tục khiến học sinh, phụ huynh và cả giáo viên không xoay kịp; bố mẹ chen nhau, xếp hàng cả đêm nộp đơn xin học cho con; hiện tượng “phong bì” trong ngành y tế... Về bóng đá, có các vấn đề Việt Nam với những nỗi lo về tương lai của nền bóng đá chuyên nghiệp; tình trạng một ông bầu quản lý nhiều đội bóng, dàn xếp tỷ số; giá cầu thủ ảo, lối sống của cầu thủ... Về văn hóa, từ việc trùng tu di tích văn hóa thiếu hiểu biết dẫn đến đến phá vỡ tính chất lịch sử của các di tích, đến vấn đề quản lý nghệ thuật, biểu diễn, ý thức của nghệ sĩ, văn hóa thần tượng… Táo Kinh tế gây ấn tượng với màn báo cáo bằng điệu nhảy flashmosh Hoang Mang Style (chế từ nhạc Gangnam Style) trong khi Táo Giao thông thì lại báo cáo bằng thơ. Táo Dân sinh bị Ngọc Hoàng đưa vào tình huống dở khóc cười: trở thành bệnh nhân bất đắc dĩ và cảm nhận nỗi khổ sở của họ khi người thầy thuốc thiếu y đức. Còn Táo Văn thể đưa cả đội bóng lên chầu, cầu thủ (nghệ sĩ Thành Chung) thì than khổ… Một nhân vật mới xuất hiện trên Thiên đình là Thổ Địa (Tự Long). Thổ Địa kể chuyện buồn của người nông dân bị lừa bán đất… Vẫn là hát, nhảy, có thêm phần đọc thơ nhưng câu chuyện của các Táo năm nay được thể hiện khá hài hước, thú vị cho người xem. Lần đầu tiên ca sĩ Minh Quân tham gia Táo Quân với vai Thiên Lôi. Những gương mặt thân quen đã tham gia Táo quân từ những năm đầu tiên 2003 có nghệ sĩ Quốc Khánh (Ngọc Hoàng), Xuân Bắc (Nam Tào), Công Lý (Bắc Đẩu)...




[Hài tết 2013] Con hư tại bố - Xuân Hinh

Xuân HinhSau nhiều năm “không duyên”, Tết này nghệ sĩ hài Vân Dung có dịp “làm vợ” sánh đôi cùng vua hài đất Bắc trong đĩa hài Tết “Con hư tại bố”. Xuân Hinh vào vai ông giám đốc sợ ma nhưng…mê gái, còn Vân Dung vào vai bà vợ quái chiêu…

Vân Dung tiết lộ, phải đến 5-6 năm rồi chị và danh hài Xuân Hinh mới có dịp diễn hài cùng nhau. Dù ít có điều kiện làm việc cùng nhưng cả hai kết hợp ăn ý, diễn khá xuất thần.
Trong đĩa Con hư tại bố - Hài tết 2013, Xuân Hinh vào vai ông giám đốc Khắc Khoải sành điệu nhưng lăng nhăng. Đêm 29 Tết, ông nói dối vợ phải đi xuất chuyến hàng cuối cùng và bắt vợ ở nhà coi nồi bánh chưng để tranh thủ hẹn hò với bồ ở công viên vắng.

Vân Dung
Vân Dung
Nhưng bà vợ Mộng Hoài (Vân Dung thủ vai) vẫn biết Xuân Hinh là kẻ sợ ma nên cho dù chồng đi đâu thì theo bà “cứ loanh quoanh chỗ có ánh sáng” là sẽ tìm được.
Nhiều tình huống cười chảy nước mắt trong quá trình bà vợ Mộng Hoài rình bắt chồng “đi tòm tem” được tái hiện trong tiểu phẩm Con hư tại bố. Cả chi tiết thời sự “kiến ba khoang” cũng được nhắc tới trong hài tết.
Danh hài Xuân Hinh cũng không nhịn được cười khi nhớ lại cảnh quay “ngã chổng vó lên trời” của Vân Dung ở cuối tiểu phẩm. Vì chiếc xe sành điệu của giám đốc Khắc Khoải quá bé nên khi Vân Dung ngồi lên, xe rồ ga khiến cô ngã lăn ra đất. Dù cảnh quay kết thúc vào lúc 5 giờ sáng nhưng nhiều bà con hiếu kỳ vẫn kéo đến xem.
...đóng cặp vợ chồng quái chiêu trong đĩa Hài Tết 2013
...đóng cặp vợ chồng quái chiêu trong đĩa Hài Tết 2013

“Kết thúc tiểu phẩm là khi ông Khắc Khoải được gọi điện báo tin thằng con trai duy nhất tranh thủ đêm bố vắng nhà đua xe bị công an bắt… Một câu chuyện đơn giản nhưng đầy những chi tiết hài và hóm hỉnh sẽ mang đến cho khán giả những tràng cười, sự chua cay, ẩn phía sau là thông điệp giáo dục”, Xuân Hinh nói.
Song hành tiểu phẩm Con hư tại bố  trong đĩa hài Tết 2013, là tiểu phẩm Ba gã say và những chiêu say rượu giả vờ đỉnh nhất do danh hài Quốc Khánh, Chí Tài, Quang Thắng và nhiều diễn viên khác thể hiện.
Câu chuyện của ba ông keo kiệt và những chiêu say rượu giả vờ hiếm có cũng sẽ đến cho khán giả những tràng cười sảng khoái. Đĩa hài Tết 2013 dự định ra mắt khán giả vào cuối tháng 1/2013.
Một số hình ảnh Xuân Hinh và Vân Dung trong đĩa "Con hư tại bố - Hài tết 2013":
N.Hằng

N.Hằng

N.Hằng

N.Hằng

N.Hằng

N.Hằng

N.Hằng

Xem online

Tạo ảnh cover Facebook độc đáo từ kho ảnh Instagram

www.lamsao.comDịch vụ InstaCover cho phép bạn tạo ảnh cover trên Facebook Timeline độc đáo kết hợp từ rất nhiều ảnh đẹp trên Instagram.

Một trong những cải tiến thú vị của giao diện Facebook Timeline là ảnh cover khá lớn cho phép người dùng tự do thể hiện cá tính riêng mạng xã hội. Với dịch vụ InstaCover, bạn có thể sử dụng các ảnh được chia sẻ trên Instagram để lồng ghép chúng vào ảnh cover, tạo nét độc đáo riêng cho bản thân. Bạn được tùy ý chọn ảnh chụp trên tài khoản Instagram của chính mình hay các hình ảnh theo từng chủ đề của những thành viên khác.



1.Sau khi truy cập vào trang chủ InstaCover: http://insta-cover.com/ , bạn nhấn Sign in with Facebook Account để đăng nhập vào tài khoản Facebook và cấp phép cho ứng dụng InstaCover.


2. Sau khi đăng nhập, InstaCover sẽ hiển thị các tùy chọn để thiết kế ảnh cover. Tại trường Target Photos, bạn chọn nguồn ảnh cần lấy trên Instagram, gồm User ID (lấy ảnh của một thành viên bất kỳ), Category (ảnh thuộc một chủ đề cụ thể, như ảnh thiên nhiên, ảnh phong cảnh, bãi biển,...),Tags (ảnh được gắn thẻ bất kỳ), Photos you liked (sử dụng hình ảnh trong danh sách ưa thích của bạn trên Instagram). Với tùy chọn Photos you liked, bạn cần phải đăng nhập vào tài khoản Instagram để chương trình lấy được các ảnh từ danh sách ưa thích của bạn. Ngoài ra, bạn cũng thiết lập trườngOrder quy định thứ tự lấy ảnh, gồm: New (lấy ảnh theo trình tự mới trước, cũ sau), Popular (ảnh phổ biến) hay Random (lấy ảnh ngẫu nhiên). Để chèn thêm chữ vào ảnh cover, bạn điền nội dung chữ vào ô Text, rồi điền mã màu và kích thước chữ phía dưới.

3.Sau đó, bạn nhấn Preview để xem thử ảnh cover. Các ảnh trên Instagram được gom vào chung trên một ảnh cover và được sắp xếp ngẫu nhiên. Nếu có ảnh nào chưa vừa ý, bạn nhấn vào dấu X màu cam ở góc phải để thay đổi ảnh khác. Hoặc bạn nhấn nhanh biểu tượng hai mũi tên màu xanh ở góc trên để làm mới lại toàn bộ ảnh trên cover.

4.Trường Layout gồm các kiểu sắp xếp hình ảnh trên cover, mặc định là Small, bạn có thể xem thử qua những kiểu sắp xếp còn lại để chọn ra kiểu ưng ý nhất. Khi đã ưng ý, bạn nhấn Final Preview > Save to album on Facebook.


Sau cùng, bạn nhấn Go to Facebook để đến trang cá nhân trên Facebook. Bạn rê chuột vào ảnh cover để làm xuất hiện nút Change Cover > Choose from Photos..., chọn ảnh cover vừa tạo để sử dụng.

Nguồn: Genk


[Hài tết 2013] Chiến Thắng 2013 - Khi Vợ Có Bồ - Cho Vừa lòng em 2

Quy tụ những diễn viên hài như NSƯT Minh Hằng (sắm vai Táo điện lực trong hài Táo quân đầu năm), diễn viên Thu Hà, NSƯT Kim Xuyến, Văn Toản, Văn Cộng, ca sỹ Hồ Quang Tám… đĩa hài Tết “Khi vợ có bồ” là câu chuyện kể về anh chồng bất tài nhưng ba hoa rất giỏi (Chiến Thắng) và những tình huống xảy ra xung quanh. Từng xuất hiện ấn tượng với “Nói xấu người yêu” và hàng loạt chương trình khác, Chiến Thắng với lối diễn tưng tửng, ngớ ngẩn hứa hẹn sẽ mang đến những tràng cười thú vị và những câu nói vần khó quên trong “Khi vợ có bồ”.

Được biết, ngay sau đợt Tết Nguyên đán 2012, nghệ sĩ hài Chiến Thắng đã có ý tưởng cho đĩa hài Tết 2013 này. Chính anh là người viết kịch bản, làm đạo diễn và cũng là diễn viên chính. Điểm nhấn đặc biệt của đĩa chính là 2 ca khúc “Đạo làm con” và “Làm dâu xứ lạ” do chính Chiến Thắng trình bày. Giọng hát trữ tình, ngọt ngào của Chiến Thắng đã từng được khán giả hết sức yêu mến qua những đoạn hát trong các vở hài trước đây.

Một cảnh trong "Khi vợ có bồ"v của Chiến Thắng Trong buổi họp báo ra mắt đĩa “Khi vợ có bồ” vào chiều ngày 11/1/2013, đại diện hãng đĩa phát hành Hồ Gươm Audio cho biết, sẽ cố gắng xây dựng một hệ thống phân phối hợp lý để đĩa có thể đến được với tay khán giả các tỉnh xa. Không chỉ đem tài năng của những gương mặt nổi tiếng đến với khán giả, Hồ Gươm Audio còn thông qua “Khi vợ có bồ” để phát triển những nghệ sĩ trẻ. Trong tương lai, những trích đoạn hài cổ, hề chèo… được khán giả yêu mến sẽ được diễn lại theo một cách mới.

 Họp báo ra mắt đĩa "Khi vợ có bồ" Đi kèm với VCD – DVD hài “Khi vợ có bồ” là VCD – DVD Ca nhạc hài “Cho vừa lòng em”. Album gồm 7 bài hát được xây dựng với nhiều tình tiết hài hước, hấp dẫn cho từng bài hát. Mỗi một ca khúc sẽ được minh họa bằng một tiểu phẩm hài ngắn, đậm dấu ấn của Chiến Thắng. Hai ấn phẩm sẽ được ra mắt trong dịp Tết nguyên đán 2013, góp phần làm phong phú thêm món ăn tinh thần của khán giả trong và ngoài nước.



Xem online

Download:[Torrent]Size : 4.64GBNói xấu vợ 3 - 2013

[Hài Tết 2013] Vua Hài Xài Nhạc Chế


Đĩa hài “Vua hài xài nhạc chế - Cười vui như Tết 2013” gồm hai tiểu phẩm “Vua hài xài nhạc chế” và “Vua kiệt thiệt thân” với sự tham gia của các nghệ sĩ hài: Chí Trung, Quốc Khánh, Chiến Thắng…
 Tiểu phẩm “Vua hài xài nhạc chế” kể chuyện hai anh chàng Chế Ido (diễn viên Chiến Thắng thủ vai) và Bài plaza (diễn viên Hiệp Vịt thủ vai) đều là hai kẻ “lấm lem” với cờ bạc, rượu chè, bị vợ đuổi ra khỏi nhà. Họ lên thành phố quyết tâm thay đổi cuộc đời. Trong một chiều cuối năm, hai anh chàng gặp nhau, cùng ôn lại chuyện cũ….Trong tiểu phẩm này, hai diễn viên chính cũng có cơ hội được thể hiện giọng hát cải lương vốn quen thuộc với khán giả.
 Trong tiểu phẩm “Vua kiệt thiệt thân”, nghệ sĩ Chí Trung vào vai người đi giao hàng, gặp ông chủ nhà nổi tiếng keo kiệt do NSƯT Quốc Khánh thủ vai. Vốn là con người keo kiệt đến nỗi bát nước mắn rót ra cũng phải đong từng giọt, anh ta nhất định không chịu nhận hàng và trả tiền cho người giao hàng. Còn người giao hàng thì nhất quyết bắt anh chủ nhà nhận hàng và đòi tiền bằng được. Đôi bên lời qua tiếng lại cho đến khi vợ anh chủ nhà xuất hiện và bóc mẽ người chồng keo kiệt.
 Có thể nói, mỗi tiểu phẩm đều khai thác những tình huống gây cười, xung quanh mối quan hệ vợ - chồng, cha - con, hàng xóm láng giềng… tạo cho người xem những tếng cười ý nhị, sâu cay. Khác với những kịch bản hài của hai năm 2011 và 2012, các tiểu phẩm hài Tết 2013 chủ yếu tập trung vào đề tài hiện đại, phản ánh cuộc sống với những tiếng cười hóm hỉnh.


[Hài tết 2013] Xuân phát tài 3


Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về, đào mai ngập phố, người người háo hức đón một năm mới sắp đến cũng là lúc Xuân Phát Tài ra mắt, mang lại may mắn, tài lộc đến với mọi nhà. Năm nay cũng vậy, nhưng đông vui hơn khi có thêm sự góp mặt của Xuân Hinh, báo hiệu một mùa xuân đủ đầy. Xuân Phát Tài đã qua hai lần tổ chức và phát hành DVD trên cả nước, thành công là rất lớn. Nhưng cả hai lần đó Nghệ sỹ Xuân Hinh đều không có mặt. Vắng mặt anh dường như đại gia đình nghệ sỹ thiếu một người con tụ họp, sum vầy trong ngày cuối năm. Lần này sẽ khác, cái Tết này sẽ là cái Tết đông đủ nhất, rộn ràng nhất. Với tiểu phẩm Chuyên Tình Lan & Điệp cùng nghệ sỹ Thanh Thanh Hiền, tác giả Đinh Tiến Dũng, là một tiểu phẩm được đánh giá ấn tượng hơn so với Người ngựa Ngựa người năm nào mà hai nghệ sỹ đã diễn thành công. Đứng chung trên sân khấu Xuân Phát Tài 3, diễn chung trong một tiểu phẩm với Xuân Hinh, ngoài Thanh Thanh Hiền sẽ là danh hài số một Miền nam. Một nghệ sỹ mà người người, nhà nhà, từ nhỏ đến lớn đều biết mặt, thuộc tên. Một nghệ sỹ đa tài cũng thành danh sau rất nhiều vai diễn. Bí ẩn nghệ danh người nghệ sỹ ấy khán giả chỉ có thể biết khi bức màn sân khấu Xuân Phát Tài 3 được vén lên. Cùng với Xuân Hinh, Thanh Thanh Hiền, danh hài bí ẩn là sự góp mặt của các danh hài bắc – nam như: Hồng Vân, Quang Thắng, Chiến Thắng, Chí Tài…. Xuân Phát Tài 3 còn quy tụ được nhiều ca sỹ đỉnh cao ở nhiều thể loại âm nhạc. Có thể điểm qua một vài gương mặt như Quang Lê, Cẩm Ly, Mỹ Tâm, Hương Lan, Quốc Đại, Long Nhật, Dương Triệu Vũ… MC của chương trình năm nay vẫn là gương mặt quen Jennifer Phạm của năm ngoái. Nhưng đứng bên cạnh Hoa Hậu gốc Á tại Mỹ không phải là Thanh Bạch mà là GS. Cù Trọng Xoay. Sự kết hợp này sẽ có nhiều bất ngờ thú vị.


Bộ ảnh bìa "Tết đoàn viên"


 Xuân đến tết về, ai ai cũng nghĩ về gia đình và mong muốn sớm trở về để sum họp cùng gia đình, trong không khí đó Thư viện ảnh bìa mang đến cho các bạn bộ ảnh bìa "Tết đoàn viên" với 2 ảnh và avatar đi kèm. Hy vọng khi để ảnh bìa này mọi người sẽ vơi đi phần nào nỗi buồn nhớ nhà :D
Bộ ảnh gồm 2 ảnh, tổng quan thì nó giống nhau, chỉ khác tí xíu ở phần dưới một ảnh có chữ và một ảnh không, vì mình thấy ảnh nào cũng đẹp nên để cả hai. Bộ ảnh có kèm theo cả avatar cho các bạn."


 Avatar
P/S: Các bạn click vào ảnh để lấy đúng kích cỡ nhé.

Tổng hợp hài tết 2013


Dù kinh tế năm Nhâm Thìn có nhiều khó khăn nhưng mâm cỗ hài Tết 2013 vẫn nhiều món. Đạo diễn Phạm Đông Hồng thực hiện 3 câu chuyện hài mà theo anh, các tiểu phẩm hài Tết sẽ có nhiều bất ngờ. Trình làng sớm nhất là "Xuân Hinh 2013" gồm 3 tiểu phẩm "Con hư tại bố", "Chiếc gương của giời" và "Tìm vợ mất tích".

Bên cạnh đó, "Không hề biết giận" sẽ có sự tung hứng của "cặp đôi" Xuân Bắc - Tự Long. Tác phẩm này được phóng tác từ giai thoại đặc sắc trong kho tàng chuyện cười dân gian Việt Nam, cốt truyện tuy đơn giản nhưng ý nghĩa.

Ngoài ra, công chúng còn được thưởng thức chương trình hài hiện đại với nhiều tình huống oái oăm trong đĩa hài "Cụ tổ hiển linh" - sản phẩm được nhà sản xuất giới thiệu sẽ là tiếng cười "có tầm vóc". Đón Tết Nguyên đán 2013, Vượng Râu cho ra mắt hai sản phẩm hài "Kỳ phùng địch thủ" và "Thầy già con hát trẻ". Không bỏ lỡ "mùa vàng", sau phần 1 đã ra mắt vào dịp Tết Dương lịch, phần 2 của đĩa hài "Đại gia chân đất" tiếp tục đón Tết Âm lịch.

Tiểu phẩm khai thác một chủ đề không mới, nhưng luôn nóng trong xã hội: "đại gia" và "chân dài". Vừa làm đạo diễn, vừa viết kịch bản và làm diễn viên chính, nghệ sĩ Chiến Thắng hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bất ngờ trong sản phẩm "Khi vợ có bồ". Đây là câu chuyện kể về anh chồng bất tài nhưng giỏi ba hoa. Bên cạnh đó, đạo diễn Đỗ Thanh Hải cũng cho biết, "nhà đài" VTV chuẩn bị ghi hình "Táo quân 2013" và ra đĩa. Cũng phải kể, trong mâm cỗ hài Tết năm nay còn có chương trình hài xuân "Xuân phát tài 3".

_________________________________________________________________________________________
Hài Tết 2013 - Cụ tổ hiển linh


Hài Tết 2013 - Hài Vượng Râu


hai-tet-2013

 Hài Mr. Vượng Râu 2013 HD 720 - "Phụ Huynh Khó Tính"




Hài Mr. Vượng Râu 2013 HD 720 - "Thầy già con hát trẻ"








Xuân Hinh 2013 Full - Chiếc gương của gời
Xuân Hinh 2013 Full - Chiếc gương của giời







Hài Tết 2013 - Video hài đại gia chân đất 2013
Hài Tết 2013 - Video hài đại gia chân đất 2013








Hài Tết 2013 Không Hề Biết Giận FULL

Phim Hài 2013: Không hề biết giận


[Ảnh bìa đôi] - Đàn ông/đàn bà

-Thêm một bộ ảnh bìa đôi cho cả boy và girl cùng để. Ảnh bìa với chất lượng cao khổ 2209 x 900.

-Design: Boo Trần

-Các bạn click vào ảnh để lấy ảnh chất lượng cao nhé.





 

Featured Today

Girl xinh

Trending Topic

Comment

More on this category »">Index »'); document.write('

More on this category »?max-results=10">Label 6

');
  • More on this category »?max-results="+numposts1+"&orderby=published&alt=json-in-script&callback=showrecentposts1\"><\/script>");
">See all post »'); document.write('

#spylist { overflow:hidden; margin-top:5px; height:450px; /* độ cao của tiện ích*/ } #spylist ul{ overflow:hidden; list-style-type: none; padding: 0px; } #spylist li { border:1px dotted #0000ff; width:250px; /* độ rộng của tiện ích*/ margin:0px 0px 5px 0px; padding:2px 1px 2px 2px; list-style-type:none; float:none; height:60px; /* độ cao của mỗi tiêu đề bài viết*/ overflow: hidden; background:url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj7hgkuTocY58bDh5a-GxQyoQ_HXxSvg_TSSdVEW9HeMYt1W3qSLrpi5Wkn_BEPW7rfMQuFPuFsUntDlaCK1k1pAWocyaF_SWhskNRlRP1PjfIgDVOz3eR1SXfYiNay-yvo23ZZpRqY_eNG/s1600/vff-namkna-blogspot-com.png); /* màu nền của tiện ích*/ } #spylist li a { text-decoration:none; color:#0066cc; font-size:11px; height:18px; overflow:hidden; margin:0px 0px 0px 0px; padding:0px 0px 2px 0px; } #spylist li a:hover{ text-decoration:underline; color:#ff0000; } #spylist li img { float:left; margin-right:5px; border:1px; } .spydate{ overflow:hidden; font-size:10px; color:#ff0066; padding:2px 0px; margin:1px 0px 0px 0px; height:15px; font-family:Tahoma,Arial,verdana, sans-serif; } .spycomment{ overflow:hidden; font-family:Tahoma,Arial,verdana, sans-serif; font-size:10px; color:#262B2F; padding:0px 0px; margin:0px 0px; }
?max-results=10">Label 12

'); document.write("
?max-results="+numposts3+"&orderby=published&alt=json-in-script&callback=showrecentposts3\"><\/script>");
">Index »'); document.write('

?max-results=10">Label 10

');
  • ?max-results="+numposts1+"&orderby=published&alt=json-in-script&callback=showrecentposts1\"><\/script>");

Label 1

Phim ảnh
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Đơn giản thôi - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger